Hút thuốc lá thật nguy hiểm, nhưng không thể phủ nhận được rằng cây thuốc lá mang đến giá trị kinh tế cao và có nhiều tác dụng bất ngờ đối với cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu về loại cây này để biết được cụ thể những đặc điểm và tác dụng cũng như tác hại của nó.
Cây thuốc lá là gì?
Là một loại cây được sử dụng để chế biến thuốc lá, cây thuốc lá đã có mặt từ lâu đời và đến nay người ta cũng sử dụng nó như một nguyên liệu công nghiệp.
Nguồn gốc của cây thuốc lá
Cây thuốc lá là loại cây được trồng và sử dụng lâu đời, nó còn có tên gọi khoa học là Nicotiana tabacum. Cây thuốc lá thuộc họ Cà, đây là một loài cây hoang dại đã có cách đây khoảng 4000 năm, khi văn minh của người da đỏ ở vùng Nam và Trung Mỹ được hình thành. Đến khoảng năm 1496 -1498 một nhà truyền đạo Tây Ban Nha đã đem cây thuốc lá về trồng ở Châu Âu.
Với tác dụng tạo sự hưng phấn, sảng khoái, lá cây thuốc lá được nhiều người biết đến, dần dần cây thuốc lá được các đế quốc châu Âu đem trồng ở các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, trong đó có Việt Nam. Ban đầu thuốc lá chỉ dùng chữa bệnh, sau đó là hút thuốc như một thú vui rồi trở thành hành vi theo thời thường, mọi người bị nghiện lúc nào không hay.
Đặc điểm của cây thuốc lá
Về đặc điểm thực vật học
– Rễ cây thuốc lá thuộc loại rễ cọc, gồm rễ cái làm trụ và các rễ nhánh nhỏ, rễ hấp thu, rễ bất định để hấp thu chất dinh dưỡng. Trong điều kiện tự nhiên, đất trồng tơi xốp rễ cái có thể đâm sâu khoảng 1-1,2m. Rễ hấp thu phân bố ở tầng mặt đất còn rễ bất định mọc sát gốc.
– Thân thuốc lá thẳng đứng, tròn, chiều cao của một cây thuốc lá trưởng thành có thể đạt từ 1-3m khi gặp điều kiện đất tốt và giống tốt. Thân thường có nhiều lông tơ sản sinh các chất dính. Thân cây thuốc lá chia thành các đốt, mỗi đốt phân bố 1 lá, giữa các nách lá thường có chồi sinh trưởng.
– Lá cây thuốc lá mọc cách và xoắn, thuộc loại lá đơn nguyên. Mỗi mắt trên thân thường mọc một lá, có hình mũi mác hoặc hình trứng, hình elip hay hình tim tùy vào độ phát triển của cây. Phiến lá thường rộng khoảng 30-50cm còn dài khoảng 60-75cm, không có cuống và có một mấu lá ôm vào thân.
– Hoa cây thuốc lá là loại hoa lưỡng tính, chín cùng lúc và thụ phấn theo hình thức tự thụ phấn. Hoa mọc trên đỉnh gọi là hoa trung tâm, sau đó từ các cuống hoa mọc ra 3 nhánh hoa làm cơ sở cho sự phân hóa. Trên các nhánh lại mọc các hoa thứ cấp. Hoa của cây thuốc lá thường có hình phễu, màu phớt hồng, tràng hoa hình sao lồi 5 cánh, đài hoa hình ống có 5 khía.
– Quả cây thuốc lá là loại quả nang, mỗi quả thường có 2 ô và chứa khoảng 2000 – 4000 hạt. Trung bình một cây thuốc lá như vậy có khoảng 100 – 400 quả. Kích thước hạt nhỏ, gồm phôi, nội nhũ và vỏ hạt.
Về đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Cây thuốc lá sinh trưởng theo 2 thời kỳ: thời kỳ cây con đang độ ươm và thời kỳ trồng ở ruộng.
– Cây con trong vườn thường được ươm khoảng 40-60 ngày theo hình thức gieo hạt. Hạt cây thuốc lá với điều kiện độ ẩm thích hợp phôi rễ sẽ phát triển trong khoảng 4-5 ngày sau đó chui ra ngoài cắm vào đất và bắt đầu phát triển phôi mầm từ 4-6 ngày đến khi hai lá mầm nhú ra ngoài. Sau khi xuất hiện lá mầm, khoảng 6-7 ngày sau lá thật đầu tiên xuất hiện và cứ thế đến lá thật thứ hai. Sau đó lá gia đoạn phát triển rễ và đến khi thân lá phát triển mạnh, chiều cao bắt đầu tăng cần đủ ánh sáng, nhiệt độ thì người ta bắt đầu mang ra ruộng trồng.
– Khi được trồng ở ruộng, rễ cái sẽ đứt để phục hồi khả năng hoạt động, hình thành rễ mới khoảng 5-7 ngày. Với độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, kết hợp với chăm sóc bón phân hợp lí, cây thuốc lá sẽ phát triển nhanh sau đó. Thời gian đầu 20-25 ngày rễ phát triển chiếm ưu thế, thân lá hạn chế hơn. Sau đó đến thân cây và lá, hoa phát triển. Từ khi cây bắt đầu tròn mình đến lúc ra nụ hoa thường diện tích lá tăng nhanh, chiều cao vượt trội. Đến giai đoạn lá chuyển màu xanh đậm cũng là lúc ra nụ hoa. Đây là giai đoạn thu hoạch lá.
Phân bố, thu hái, chế biến thuốc lá
– Về phân bố: Cây thuốc lá thường trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới châu Mỹ, sau đó lan rộng ra các quốc gia khác trong đó có nhiều ở châu Á. Tại Việt Nam, cây thuốc lá thường được trồng nhiều ở một số vùng như Thanh Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Gia Lai Con Tum, Đắk Lắk…
– Các công đoạn thu hái, chế biến: Cây thuốc lá được thu hoạch khi đạt độ chín (lá cây đậm màu và hoa nở nhiều). Người ta thu hái thuốc lá từ dưới lên, sau đó thực hiện công đoạn phơi sẩy, cất ủ. Đây là giai đoạn quyết định chất lượng sản phẩm thuốc lá về sau. Cây thuốc lá có thể phơi nắng hoặc sấy, nhưng khi ngành công nghiệp thuốc lá nhiều dần thì người ta thường dùng công nghệ sấy khô bằng máy để đảm bảo đúng tiến độ.
Thành phần của cây thuốc lá
Về thành phần hóa học, cây thuốc lá chứa nhiều loại a xít hữu cơ, trong đó có L-malic, một a xít mang tên axit nicotinic. Ngoài ra trong cây thuốc lá còn có một số thành phần như caroten, betain, asparagin, isoamylamin, pectin, tanin, chất gôm, các chất nhựa, các chất thơm, một hỗn hợp parafin, tinh dầu.
Hạt cây thuốc lá chứa nhiều nước, cellulose, protin nguyên, axit citric, các axit malic, fumaric. Dầu hạt có nhiều các thành phần oleic, linoleic, axit palmitic, stearic. Vitamin A, B, E trong thành phần cây thuốc lá càng gia tăng công hiệu chưa bệnh đối với người dùng.Còn phần tro lá khô giàu Ca, K, Alcaloid chính là nicotin.
Tác dụng của cây thuốc lá
Cây thuốc lá ngoài việc mang lại giá trị cao cho kinh tế trong ngành công nghiệp chế biến thuốc lá, người ta thường dùng cây thuốc lá để chữa một số bệnh như:
Trị tiểu đường và viêm khớp
Cây thuốc lá được các nhà khoa học Italia nghiên cứu và kết luận có tác dụng ngăn ngừa, điều trị bệnh tiểu đường và giảm được tình trạng viêm khớp.
Trong lá cây thuốc lá có chứa lượng lớn interleukin-10 là chất chống viêm, miễn dịch cực tốt. Lá cây thuốc lá sau khi thu về có thể sắc lấy nước xoa bóp ở những nơi khớp xương đau nhức, sẽ làm giảm các cơn đau. Hoặc người ta cũng có thể chiết xuất ra tinh dầu để xoa bóp.
Khắc tinh của ung thư
Các nhà khoa học người Mỹ đã nghiên cứu rằng cây thuốc lá có thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Bởi trong cây thuốc lá có các kháng thể protein, gamma-globulin có nhiệm vụ nhận dạng, kết nối kháng nguyên (một dạng cấu trúc hóa học bổ sung). Trên mề mặt các tế bào ung thư có chứa các kháng nguyên, mà các kháng thể đặc thù được sản xuất từ cây thuốc lá là thể chống lại các kháng nguyên này. Tuy nhiên khó khăn gặp phải là mất thời gian và tiền bạc nên đây được xem là giải pháp chữa ung thư đắt giá.
Chống bệnh dại bằng cây thuốc lá biến đổi gene
Cây thuốc lá cũng có tác dụng trong chữa bệnh dại, đó là dùng các loại cây thuốc lá biển đổi gene. Virut gây bệnh dại thường được truyền sang người qua vết cắn của động vật nhiễm bệnh. Chúng thường ủ bệnh trpng một thời gian. Nhưng thử nghiệm của các nhà khoa học Anh, Mỹ cho thấy kháng thể từ cây thuốc lá biển đổi gene rất có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa virut này.
Đây mới chỉ là phương pháp được thực nghiệm tại động vật, chưa tiến hành ở người nhưng các bác sĩ hy vọng kháng thể từ cây thuốc lá chuyển đổi gene sẽ an toàn và hiệu quả ở người.
Đặc trị các bệnh ngoài da
Trong cây thuốc lá có thành phần collagen có thể tác động trực tiếp trạng thái da nên thường dùng để đặc trị các bệnh ngoài da. Người ta có thể dùng lá cây thuốc lá giã rồi đắp vào vị trí bị tổn thương để làm lành các tổn thương ngoài da, thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Những người bị bệnh ghẻ hay ký sinh trùng trên da, có thể dùng lá thuốc lá nấu thành nước đặc rồi tắm rửa. Nhưng cũng cần lưu ý khi lựa chọn cây thuốc lá chữa bệnh, cần vệ sinh da sạch sẽ, hạn chế dùng nước quá nóng, quá lạnh, không kì cọ và tắm quá lâu.
Một số công dụng khác
Ngoài ra lá cây thuốc lá cũng có thể chữa một số bệnh như làm lành vết đứt chảy máu, bị côn trùng cắn, phòng chống đỉa cắn, chống bọ rệp côn trùng, bọ động vật gia cầm…
Tác hại của cây thuốc lá
Mặc dù thuốc lá mang lại lợi ích, từ việc phát triển kinh tế cũng như một số tác dụng đối với sức khỏe, nhưng bên cạnh đó cây thuốc lá cũng mang đến nhiều tác hại khôn lường. Nhất là khi nhiều người sử dụng thuốc lá để hút, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Thoái hóa đất
Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy rằng cây thuốc lá là loài cây rất háo nước nên thường được trồng ở các vùng đất ẩm như vùng trũng, gần ao hồ. Tuy nhiên, cây thuốc lá thường làm thoái hóa đất trồng, cạn kiệt chất dinh dưỡng. Thực tế từ những người trồng cây thuốc lá cho biết, họ chỉ trồng thuốc lá trên một mảnh đất được khoảng 3-4 vụ, sau đó thì không thể trồng nữa vì cây thường dễ bị sâu bệnh, còi cọc do thiếu chất dinh dưỡng từ trong đất. Việc bón phân hay chăm sóc cũng chỉ cầm cự một thời gian, bởi càng trồng thì đất càng bị thoái hóa.
Đánh giá của các nhà khoa học cho rằng, cây thuốc lá không chỉ nguy hoại cho đất mà việc trồng cây thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của các loài cây khác và khuyến cáo người dân không nên vì lợi ích kinh tế trước mắt mà hủy hoại đất canh tác.
Ô nhiễm môi trường
Ngoài vấn đề thoái hóa đất nông nghiệp thì vấn đề ô nhiễm môi trường từ cây thuốc lá cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Trong quá trình chế biến cây thuốc lá, việc sấy theo hình thức công nghiệp sau này khiến khói bụi xuất hiện nhiều hơn. Các lò sấy thuốc lá không chỉ ngốn số lượng lớn cây rừng mà còn thải ra các khói bụi gây ô nhiễm không khí.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cây thuốc lá cũng như công dụng và tác hại của cây thuốc lá. Ngoài ra, trong lá cây thuốc lá có chất nicotin gây nghiện, lá cây thuốc lá khi đốt sẽ tạo ra nhiều hóa chất gây các bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư. Chính vì vậy, dù đem lại giá trị kinh tế cao nhưng các nhà khoa học khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng cây thuốc lá, đặc biệt là ngừng việc hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe.